Đột nhiên chân răng bạn bị chảy máu đấy là dấu hiệu báo cho bạn, bạn đã bị bệnh lý về răng miệng. Vậy bệnh này là gì?nó có nguy hiểm gì không? Và cách để điều trị và phòng tránh bệnh này thì phải làm những gì?.. Bài viết này sẽ giải đáp những trăn trở của bạn..
Bản chất của bệnh lý
Bản chất của bệnh nha khoa chảy máu chân răng xuất phát từ những mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, trong đó có 2 bệnh về lợi là viêm lợi và viêm nha chu. Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể là đau lợi, sưng lợi.
Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu – một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu – bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác như bị hôi miệng, có túi mủ ở chân răng, răng yếu, lung lay, có thể dẫn tới rụng răng hoặc áp xe xương ổ răng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng là gì?
Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:
– Do cách đánh răng không đúng nên còn nhiều mảng bám cao răng: Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch hoặc không chải răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng. Từ đó, những mảng bám sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng.
– Do bị bệnh nha chu: Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không hỗ trợ điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, mưng mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ răng hàm mặt thăm khám.
– Chảy máu chân răng có thể do một số bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm quanh răng….
– Chảy máu chân răng do một số bệnh phổ thông khác:
+ Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
+ Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu các vitamin khác….
Phương pháp hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng
Khi bị chảy máu chân răng bạn có 2 phương án để hỗ trợ điều trị là tạm thời và hoàn hoàn. Trường hợp tạm thời cũng có thể giúp bạn khỏi bệnh khi tình trạng mới ở mức độ nhẹ.
1. Súc miệng bằng nước muối ấm: Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày, nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tấn công chân răng, làm hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
2. Sử dụng trà để hạn chế chảy máu chân răng: Trà có tính kháng khuẩn rất cao, nên bạn có thể lấy 1 túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.
Hoặc bạn có thể lấy lá chè tươi, hãm trong bình nước đun sôi, sau đó lấy uống hoặc súc miệng hàng ngày, có tính chất kháng viêm và giảm tình trạng chảy máu chân răng.
3. Dùng mật ong: Sau khi đánh răng xong, nhúng một ít mật ong lên đầu ngón tay và chà lên những vùng bị nhiễm trùng ở chân răng. Vì mật ong có chứa lượng đường rất lớn nên chỉ chà vào lợi chứ không nên chà vào răng nếu không muốn bị sâu răng.
4. Dùng dầu đinh hương: Bạn chỉ cần lấy một chút dầu đinh hương để bôi theo chân nướu, đặc biệt là những vùng bị chảy máu, sẽ làm những vết viêm se lại, khá hiệu quả khi hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng.
5. Bổ sung Vitamin C: Theo giới chuyên môn, trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C nên bổ sung bưởi vào thực đơn ăn uống hàng tuần, sẽ giúp bạn tăng cường Vitamin C. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Vitamin C qua các loại hoa quả khác như chanh, cam, xoài, dứa…. để làm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng.
6. Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
Bạn muốn hỗ trợ điều trị chứng chảy máu chân răng hoàn toàn, bạn nên sớm sắp xếp thời gian đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám. Tùy từng vào tình trạng răng ở mỗi người, bác sĩ sẽ có những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và thích hợp.
Do đó, dù là chảy máu do những nguyên nhân khác nhau, nhưng loại bỏ các mảng bám cao răng(vôi răng), Nhiều người khi nói đến cạo vôi răng thì có thể là không biết hoặc là có tâm lý lo lắng là “Cạo vôi răng có đau không” “Có ảnh hưởng đến men răng không”...Để mà nói thì những người có vôi răng nhiều để lâu còn có hại gấp nhiều lần cạo vôi răng,cạo vôi sẽ làm sạch các mảng bám ẩn trú trên chân răng – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chảy máu chân răng là điều luôn được các bác sĩ chú trọng đến.
Trước đây muốn lấy cao răng phải dùng tới dụng cụ cầm tay để làm bong cao răng. Thao tác này dễ xảy ra tổn thương cho răng và lợi khi khí cụ chạm vào, đặc biệt là với những người thực hiện thiếu kinh nghiệm nên nhiều trường hợp lấy cao răng gây đau nhức, chảy máu và cảm giác ê buốt kéo dài sau đó.
Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0 hiện đại sẽ cho phép lấy cao răng nhẹ nhàng hơn rất nhiều nhờ sóng siêu âm, làm sạch hoàn toàn cao răng dưới nướu nhanh chóng mà không hề xâm lấn đến lợi, làm chảy máu chân răng, để mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh.
Cách phòng ngừa chảy máu chân răng
Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), phải thay bàn chải ngay. Các chuyên gia nha khoa khuyên mọi người nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Tuyệt đối không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu. Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài trong 3 phút.
Sử dụng nước súc miệng
Đây là loại dung dịch thuốc súc miệng được dùng để súc miệng nhằm giúp cho miệng sạch hơn, giảm dần triệu chứng chảy máu chân răng. Dung dịch súc miệng có chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, chảy máu chân răng, viêm nướu và tránh hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng.
Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để “thanh toán” chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Dùng chỉ nha khoa ngày 1 lần sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng. Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần để phát hiện và có phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Rõ ràng chảy máu chân răng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về các bệnh răng miệng nguy hiểm. Nguyên nhân lại xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau nên nếu muốn áp dụng các mẹo vặt tại nhà thì cần biết lựa chọn đâu là loại thực phẩm phù hợp.
Comments[ 0 ]
Post a Comment